Ngày đăng: 30/03/2022

Chuyên viên kinh doanh (hay còn gọi là Sale) là người cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp, nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách hàng, doanh nghiệp. Đây là vị trí tuyển dụng khá phổ biến trong mọi lĩnh vực của công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đây là một công việc đại trà, mà ai học Quản trị kinh doanh (QTKD) ra cũng đều làm công việc này? Liệu có đúng như vậy không? 

Tại sao vị trí Chuyên viên kinh doanh lại có sức hút và nhu cầu lớn như vậy?

Không đơn thuần là người chỉ phụ trách bán hàng để đạt được doanh số, một chuyên viên kinh doanh (Sales Executive hay Sales Supervisor) chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản sẽ có nhiều chức năng và trách nhiệm khác như: Giao dịch, tìm hiểu nhu cầu khách hàng; tìm kiếm khách hàng mới, phát triển kinh doanh ở địa bàn được phụ trách; duy trì các mối quan hệ với khách hàng, nhận đơn đặt hàng; thiết lập những mối quan hệ kinh doanh mới bằng việc lập kế hoạch và tổ chức lịch công tác; hiểu rõ sản phẩm của mình, sản phẩm tương tự, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; đảm bảo doanh số đã cam kết với công ty…

Chuyên viên kinh doanh là một vị trí nhân sự rất quan trọng trong cơ cấu công ty vì là người trực tiếp mang nguồn thu về. Mục đích hoạt động của vị trí này là nhằm đẩy mạnh và tăng cao doanh thu cũng như lợi nhuận cho công ty. Do đó, những chuyên viên kinh doanh giỏi luôn có thu nhập rất cao và nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.

Học ngành Quản trị kinh doanh ra chỉ làm “Sale”? 

Ngoài Chuyên viên kinh doanh/ Nhân viên bán hàng ra, QTKD là ngành học có triển vọng nghề nghiệp khá rộng mở. Một số vị trí thường xuyên được tuyển dụng đối với ngành này như:

  • Chuyên viên kinh doanh

  • Chuyên viên phát triển thị trường

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường

  • Chuyên viên xây dựng chiến lược

  • Chuyên viên marketing

  • Giám sát kinh doanh

  • Trưởng nhóm phát triển kinh doanh

  • Trưởng phòng Kinh doanh, Marketing, Nhân sự

  • Đại diện thương mại, trưởng văn phòng đại diện các công ty đa quốc gia

  • Quản lý, điều hành các công ty gia đình, công ty nhỏ và vừa (SMEs)

  • Giám đốc khối kinh doanh

  • Giám đốc điều hành

  • Khởi nghiệp và điều hành công ty riêng

Nếu bạn đang yêu thích ngành học này, đừng ngại nếu ai đó cho rằng “học QTKD ra chỉ đi làm sale thôi”. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành học thú vị này nhé. Hiện tại, Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) có định hướng đào tạo đội ngũ các nhà sáng tạo khởi nghiệp, nhà quản lý điều hành doanh nghiệp cao cấp với 3 chuyên ngành đào tạo hấp dẫn: Quản trị điều hành, Kinh doanh số, Sáng tạo và khởi nghiệp. 

 

Một số môn học tiêu biểu:

  • Nguyên lý kinh doanh số

  • Phát triển ý tưởng kinh doanh

  • Mô hình tài trợ và gây quỹ khởi nghiệp

  • Quản trị sự thay đổi

  • Mô hình kinh tế chia sẻ và khởi nghiệp thời đại số

Ngành QTKD tại UMT trang bị cho sinh viên khối kiến thức, tư duy liên quan đến khởi nghiệp, quản trị thương hiệu, thiết lập và triển khai các mô hình kinh doanh cũng như kỹ năng cần thiết trong bối cảnh kinh doanh và xu hướng 4.0 hiện nay như: kinh doanh số, quản trị sự thay đổi, kỹ năng gây quỹ... 

Với mô hình vườn ươm khởi nghiệp và học kỳ doanh nghiệp, sinh viên ngành QTKD còn có cơ hội cọ sát trong môi trường thực tế là các tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp lớn; được tuyển chọn và tham gia các chương trình quản trị viên tập sự; được huấn luyện bởi đội ngũ mentor là các doanh nhân trẻ đang làm việc trong và ngoài nước.

UMT có phương pháp giảng dạy, học tập và đánh giá khác biệt

  • Hoạt động học tập tương tác và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tư duy phản biện, sáng tạo, tinh thần khai phóng và hình thành năng lực học tập lâu dài thành công, chủ động thông qua hình thức lớp học đảo ngược, học qua dự án, học qua nghiên cứu, đào tạo thực tiễn, huấn luyện học thuật và nghề nghiệp…

  • Tài nguyên học liệu và hoạt động học tập tích hợp công nghệ tối ưu trên nền tảng số.

  • Mô hình học tập kết hợp kinh nghiệm thực tiễn thông qua hình thức đào tạo gắn liền với doanh nghiệp, trải nghiệm trọn vẹn một học kỳ tại doanh nghiệp và trực tiếp tham gia dự án tình huống do chính doanh nghiệp đặt hàng.

  • Tiếp cận các vấn đề đương đại, quan điểm và thách thức toàn cầu trong quá trình dạy và học.

  • Phương pháp đánh giá năng lực theo thực tiễn, chú trọng thực học, thực hành và trải nghiệm hạnh phúc trong từng môn học.

Mặc dù sức cạnh tranh lớn, nhưng nhu cầu nhân lực ngành này vẫn “khát chưa từng thấy”. Dự kiến giai đoạn 2020 - 2025, riêng tại TP.HCM, mỗi năm cần khoảng 270.000 vị trí việc làm. Năm 2020 có hơn 700.000 doanh nghiệp và năm 2025 dự kiến lên tới hơn 1 triệu doanh nghiệp, Quản trị kinh doanh luôn là lĩnh vực có nhu cầu nhân lực rất cao. 

Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về ngành này tại đây nhé!