Ngày đăng: 08/03/2023

Gen Z ngày nay rất quen thuộc với việc sử dụng mạng xã hội như Facebook, Youtube, TikTok, Instagram... Chính vì thế, ngành Truyền thông xã hội là một trong những ngành thu hút rất nhiều bạn trẻ quan tâm và chọn theo học.

Ngành Truyền thông xã hội (Social Media) là một ngành học có sự kết hợp giữa truyền thông, quảng cáo và marketing. Thông qua đó giúp lan tỏa thông tin trên các nền tảng mạng xã hội về sản phẩm, dịch vụ cũng như thương hiệu.

Cơ hội việc làm của ngành Truyền thông xã hội

Theo thống kê, tính đến năm 2022, có trên 4,6 tỷ người trên toàn thế giới sử dụng mạng xã hội, chiếm hơn 50% dân số thế giới và con số này dự kiến sẽ còn tăng lên trong thời gian tới. Chúng ta có thể truy cập vào các nền tảng mạng xã hội ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào chỉ với chiếc smartphone có kết nối Internet. Chính vì thế, triển vọng nghề nghiệp của ngành Truyền thông xã hội là vô cùng lớn. Một số công việc của ngành này có thể kể đến như:

Nhà sáng tạo nội dung

Một nhà sáng tạo nội dung (Content Creator) có nhiều lựa chọn trong việc tạo ra các nội dung như văn bản (bài viết, blog), hình ảnh hay video trên nền tảng kỹ thuật số. Nội dung càng thú vị, độc đáo và lôi cuốn sẽ càng thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

KOL (Key Opinion Leader)

KOL là những người có sức thuyết phục rất lớn đối với cộng đồng mạng. KOL thường là những người có thương hiệu riêng của chính bản thân bạn về một lĩnh vực nào đó và thông qua mạng xã hội để lan tỏa sức ảnh hưởng đến với mọi người.

Chuyên viên sản xuất - kỹ thuật

Bên cạnh truyền thông bằng văn bản, việc kết hợp với hình ảnh và video là vô cùng quan trọng. Người xem thường bị thu hút hơn với những nội dung có hình ảnh và video đi kèm. Chính vì thế, công tác truyền thông cần những người sản xuất sản phẩm truyền thông, có kỹ năng chụp ảnh, chỉnh sửa hình ảnh, quay dựng video…

Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện

Để thu hút cộng đồng hơn, việc tổ chức các sự kiện là điều vô cùng cần thiết. Một chuyên viên truyền thông và tổ chức sự kiện có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch truyền thông; bên cạnh đó còn cần có kỹ năng sáng tạo ý tưởng, kịch bản và triển khai thực hiện các chương trình và sự kiện.

Chuyên viên nghiên cứu thị trường

Bất kể trong công việc gì, việc xem xét và nắm rõ nhu cầu của thị trường là một điều hết sức cần thiết. Khi đã nắm bắt rõ nhu cầu của cộng đồng mạng, việc đưa ra chiến lược truyền thông sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Một số trường đào tạo ngành Truyền thông xã hội

Truyền thông xã hội được xem như là một trong những chuyên ngành của Truyền thông đa phương tiện. Có nhiều trường đại học, học viện trên cả nước đào tạo ngành Truyền thông xã hội hay Truyền thông đa phương tiện các bạn có thể tham khảo:

  • Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Trường Đại học FPT.
  • Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng.
  • Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.
  • Trường Đại học Văn Lang.

Thêm vào đó, không thể không kể đến Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT). Tại UMT, chương trình đào tạo Cử nhân Truyền thông đa phương tiện gồm 3 chuyên ngành:

  • Quan hệ công chúng.
  • Truyền thông số.
  • Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông.

Chương trình đào tạo tại UMT được xây dựng và phát triển theo nhu cầu thực tế trong xu hướng chuyên nghiệp hóa của các công ty tư vấn truyền thông, sản xuất sản phẩm truyền thông cũng như nhu cầu thực tế từ doanh nghiệp.

Ngoài ra tại UMT, sinh viên còn được đào tạo dựa trên tinh thần giáo dục khai phóng, tiếp cận trình độ quốc tế; từ đó nâng cao khả năng sáng tạo và tính thích nghi cao để có thể làm việc tốt trong môi trường toàn cầu với mức cạnh tranh cao hiện nay.

Xét tuyển ngành Truyền thông xã hội

Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông xã hội rất đa dạng và được quy định cụ thể trong thông tin tuyển sinh của từng cơ sở đào tạo. Một số tổ hợp môn phổ biến xét tuyển ngành Truyền thông xã hội có thể được kể đến như:

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học.
  • A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh.
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
  • D01: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh.
  • D03: Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp.

Như đã đề cập ở trên, Truyền thông xã hội được xem là chuyên ngành của Truyền thông đa phương tiện. Và đối với ngành Truyền thông đa phương tiện (mã ngành 7320104), Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) xét tuyển bằng các tổ hợp môn A00, A01, C00 và D01/D03 theo 5 phương thức, gồm:

  • Phương thức 1: Xét điểm thi Tốt nghiệp THPT năm 2023.
  • Phương thức 2: Xét điểm học bạ THPT.
  • Phương thức 3: Xét điểm thi ĐGNL của ĐHQG TP.HCM năm 2023.
  • Phương thức 4: Xét tuyển thẳng theo quy định của UMT.
  • Phương thức 5: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Thông tin chi tiết các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây. Hy vọng các bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích từ bài viết này và định hướng được ngành nghề sẽ chọn trong tương lai

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH QUAN HỆ CÔNG CHÚNG - NGÀNH HỌC XU HƯỚNG CỦA GEN Z

Ngành Quan hệ công chúng (Public Relations) là một ngành học mới mẻ ở Việt Nam và được nhiều Gen Z Việt quan tâm. Đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp… ngành Quan hệ công chúng đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao.

NGÀNH TRUYỀN THÔNG LÀ GÌ? CƠ HỘI VIỆC LÀM RỘNG MỞ RA SAO?

Ngày nay, để lan tỏa hình ảnh của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, rất cần đến công tác truyền thông với nhiều phương thức khác nhau. Chính vì thế mà ngành Truyền thông đang là một trong những ngành rất “khát” nhân lực. Hãy cùng UMT tìm hiểu thêm về ngành Truyền thông trong bài viết này nhé!

CÁC TRƯỜNG CÓ NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN CHẤT LƯỢNG?

Trong xã hội hiện đại, sự phát triển của một công ty hay tổ chức phụ thuộc rất nhiều vào truyền thông. Hiện nay có rất nhiều hình thức truyền thông khác nhau, chính vì thế mà ngành Truyền thông đa phương tiện ra đời. Nhiều bạn thắc mắc vậy các trường có ngành Truyền thông đa phương tiện chất lượng là trường nào?