Ngày đăng: 14/02/2023

Ngành Dược là một trong những ngành học danh giá nhất trong hệ thống giáo dục, đào tạo và cũng là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Vậy ngành Dược là gì? Học những gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu thông tin chi tiết về ngành Dược trong bài viết dưới đây. 

Ngành Dược là gì?  

Ngành Dược hay ngành Dược học là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên hai lĩnh vực chính, bao gồm: Chế tạo nguyên liệu làm việc cho quá trình nghiên cứu mối liên hệ giữa thuốc và cơ thể; Cách ứng dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng chất hóa học lấy từ tự nhiên hoặc tổng hợp để chống lại bệnh tật, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe con người. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Nghiên cứu chế tạo thuốc, sản xuất thuốc, kinh doanh, phân phối phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc. Ngành Dược được phát triển dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, tuy nhiên chủ yếu và cơ bản nhất vẫn là Hóa học và Sinh học. 

Ngành Dược học những gì? 

Sinh viên khi theo học ngành Dược sẽ được trang bị kiến thức khoa học, dược học cơ sở và những kiến thức chuyên ngành để có đầy đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn về Dược học. Dưới đây là danh sách một số môn đại cương mà bạn sẽ được học khi theo ngành Dược: 

  • Hóa lý, hóa học hữu cơ, hóa sinh, hóa dược 

  • Vi trùng học 

  • Miễn dịch học 

  • Dược học 

  • Giải phẫu người và hệ thần kinh 

  • Cơ chế tác dụng của thuốc 

  • Bào chế và sinh dược học 

  • Thực hành dược 

  • Nghiên cứu và phát triển thuốc 

Các chuyên ngành trong ngành Dược 

Ngành dược được chia thành 5 chuyên ngành chính, bao gồm: Dược lâm sàng; Dược liệu và Dược học cổ truyền; Kiểm định chất lượng; Sản xuất và phát triển thuốc; Quản lý cung ứng thuốc. Cụ thể như sau: 

  • Dược lâm sàng: Sinh viên theo học sẽ được tìm hiểu chuyên sâu về hóa dược (tính chất vật lý, hóa học, dược học của các phân tử thuốc) và dược lý (kiến thức về dược lực học và dược động học của các phân tử thuốc). 
  • Dược liệu và dược học cổ truyền: Sinh viên sẽ được cung cấp cái nhìn đa chiều về tính chất của những hợp chất thiên nhiên. Bao gồm tính sinh học, định tính, định lượng và ứng dụng của chúng vào trong dược liệu, cũng như cách phân loại, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên như: động vật, cây thuốc có thể dùng trong quá trình sản xuất thuốc hay thực phẩm chức năng... 
  • Kiểm định chất lượng: Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức liên quan đến quá trình đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thuốc cũng như quy trình sản xuất thuốc… Sau khi tốt nghiệp, các bạn sẽ làm việc tại trung tâm kiểm định chất lượng hoặc làm vị trí giám sát quá trình sản xuất thuốc tại các công ty dược.  
  • Sản xuất và phát triển thuốc: Sinh viên theo học ngành này sẽ được giảng dạy kiến thức về tính chất của thuốc, nguyên lý, kỹ thuật bào chế thuốc nhằm sản xuất ra sản phẩm có giá trị sử dụng tốt nhất. 
  • Quản lý cung ứng thuốc: Sinh viên được học kiến thức về kinh tế và pháp luật, chuyên ngành quản lý cung ứng thuốc, được cung cấp kiến thức về phương pháp đánh giá và giải pháp cải thiện năng suất, hiệu quả trong quá trình cung ứng; giúp người học nắm rõ những chính sách của pháp luật trong hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng... 

Vì sao nên học ngành Dược? 

Hiện nay, ngành Dược được xem là một ngành nghề hết sức tiềm năng, có sức hút với rất nhiều bạn trẻ và các bậc phụ huynh đang ở thời gian chọn trường và ngành phù hợp. Khi lựa chọn theo học Dược, bạn sẽ không phải lo lắng quá nhiều về việc bị thất nghiệp hay không có việc làm phù hợp. Công việc trong ngành Dược rất đa dạng và nhu cầu ở Việt Nam hay trên thế giới đều luôn rất cao. Các công ty dược cũng như hãng thuốc hiện nay đều có nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất lớn, nhờ đó đã tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho ngành Dược. 

Theo thống kê của Bộ Y tế, nhân lực ngành dược sĩ ở nước ta hiện nay chỉ mới ở mức 0,8 dược sĩ/10.000 người dân, nghĩa là cực kỳ thấp so với trên thế giới. Do đó, các trường cần phải tăng cường đào tạo nguồn nhân lực dược sĩ chất lượng, có chuyên môn cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một tăng của người dân.  

Bên cạnh đó, kế hoạch tổng thể phát triển ngành Y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định: “Ngành Dược chính là một trong những ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn”. Vì thế, chỉ cần có quyết tâm học tập, trau dồi kiến thức và kỹ năng, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc trong ngành Dược phù hợp với mức lương khá cao. 

Ngành Dược cũng là ngành mang lại cho người theo học rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Đây là một ngành nghề cao quý, luôn được mọi người tôn trọng và đề cao. Bạn có thể đóng góp sức lực cho xã hội, giúp cải thiện sức khỏe của người thân và giúp cuộc sống của cộng đồng tốt hơn, vui vẻ hơn. Vậy nên, hãy cân nhắc lựa chọn theo học Dược tại một ngôi trường uy tín nhé!  

Bạn có phù hợp với ngành Dược không? 

Bên cạnh sự chăm chỉ, khả năng học hỏi và ghi nhớ lượng kiến thức khổng lồ, bạn sẽ phù hợp với ngành Dược nếu sở hữu những đặc điểm sau đây: 

  • Thích giúp đỡ người xung quanh: Là một dược sĩ, bạn sẽ gặp rất nhiều người bị bệnh và cần sự giúp đỡ. Do đó, nếu có lòng đồng cảm và mong muốn được giúp đỡ người khác, bạn sẽ dễ dàng tiến xa trong ngành Dược. Bạn không chỉ được tăng thu nhập mà còn đạt được sự hài lòng khi giúp đỡ mọi người bằng kỹ năng chuyên môn và kiến ​​thức của mình.   
  • Yêu thích Hóa học: Cốt lõi của ngành Dược được xem là Hóa học, môn học nghiên cứu sự tương tác và mối liên hệ giữa cơ thể con người với các chất hóa học có trong thuốc. Vì vậy, nếu không yêu thích môn Hóa học, có thể bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi theo học ngành này. 
  • Khả năng phân tích giỏi: Kỹ năng phân tích tốt sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu tiểu sử của bệnh nhân và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho họ. 
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: Là dược sĩ, bạn cần dành phần lớn thời gian để giao tiếp với bệnh nhân, chủ yếu là lấy thông tin cần thiết để kê đơn thuốc. Bạn cần giải thích một cách dễ hiểu và rõ ràng cho họ về vai trò của một số loại thuốc cụ thể và những tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Học ngành Dược ra trường làm gì? Ở đâu? 

Sau khi tốt nghiệp ngành Dược, sinh viên có thể tự tin đảm nhiệm một trong các công việc: 

  • Khoa Dược trong các bệnh viện từ trung ương đến địa phương 
  • Một số vị trí tại các công ty sản xuất thuốc như: Nghiên cứu sản phẩm, quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng thuốc, marketing, cung ứng… 
  • Làm việc trong các trường Y - Dược hay Viên Nghiên cứu Dược 
  • Làm việc tại trung tâm kiểm nghiệm thuốc 
  • Làm việc tại các cơ sở kinh doanh thuốc 

Tùy thuộc vào bằng cấp, kỹ năng và năng lực bản thân mà sinh viên ngành Dược sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí như: 

Dược sĩ trong lĩnh vực quản lý dược cấp Nhà nước 

Dược sĩ trong lĩnh vực quản lý dược cấp Nhà nước có trách nhiệm quản lý quá trình vận hành của cả hệ thống ngành dược nước ta. Đây là một lĩnh vực khá khó, bên cạnh kiến thức chuyên môn vững chắc, dược sĩ còn cần phải rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm như: Kỹ năng quản lý, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giao tiếp... 

Vị trí làm việc có thể ở tuyến Trung ương như: Cục Quản lý Dược, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo... của Bộ Y tế hoặc tại tuyến địa phương như: Trung tâm Y tế cấp quận/huyện, phường/xã hay Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Quản lý ngành nghề Y dược tư nhân... 

Dược sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu 

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Dược cũng có thể làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu, điển hình như: Viện Dược liệu, Viện Dịch tễ, Viện Kiểm nghiệm, Viện Y học cổ truyền hay thậm chí là Trường đào tạo Y Dược,…

Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc 

Dược sĩ trong lĩnh vực sản xuất thuốc là công việc rất tiềm năng và được rất đông Dược sĩ cao đẳng, đại học lựa chọn sau khi tốt nghiệp. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ và kiến thức chuyên môn tốt. Ngoài lựa chọn làm việc ở những doanh nghiệp Nhà nước, sinh viên còn có cơ hội làm việc tại các công ty dược phẩm tư nhân hoặc doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài với mức lương khá cao. 

Dược sĩ trong phân phối và lưu thông thuốc 

Việc đưa dược phẩm đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự tham gia của quá trình phân phối và lưu thông thuốc của các dược sĩ. Bạn có thể trở thành Trình dược viên tại các công ty dược phẩm Việt Nam hoặc công ty TNHH, công ty tư nhân về sản phẩm dược, nhà thuốc, hiệu thuốc… 

Mức lương cho công việc dược sĩ trong phân phối và lưu thông thuốc thường rất cao. Tại nhiều công ty, doanh nghiệp dược, bên cạnh mức lương cứng hàng tháng, bạn còn có thể nhận được khoản thưởng khi vượt doanh số. 

Dược sĩ trong đào tạo nhân lực ngành Dược 

Hiện nay, có rất nhiều trường Y Dược thuộc hệ đại học, cao đẳng, trung cấp đều tuyển dụng giảng viên dược. Đây được xem là công việc khá ổn định, cơ hội thăng tiến cao và được chia sẻ kiến thức cho mọi người. Tùy thuộc vào trình độ học vấn, năng lực và kỹ năng của bản thân, bạn có thể ứng tuyển vào các vị trí tương ứng. 

Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc 

Nếu là người yêu thích sự chuẩn xác, tỉ mỉ và muốn làm việc theo quy trình tiêu chuẩn thì sau khi tốt nghiệp ngành Dược, bạn có thể làm việc tại Viện Kiểm nghiệm Trung ương, Trung tâm Kiểm nghiệm thành phố/tỉnh hay Phòng Kiểm nghiệm ở các doanh nghiệp, công ty trên toàn quốc. 

Trên đây là bài viết của UMT đã cung cấp thông tin về ngành Dược. Hy vọng bạn đã nắm được những “bí kíp” hữu ích về ngành học danh giá này. 

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ LÀ GÌ? HỌC TRƯỜNG NÀO? CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Hiện nay, ngành Thương mại quốc tế là một trong những ngành học thu hút lượng lớn sinh viên tham gia nhờ định hướng nghề nghiệp hấp dẫn cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cực kỳ cao. Vậy ngành Thương mại quốc tế là gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? GIÁ BAO NHIÊU

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tiếp theo. Đó cũng là lý do Thương mại điện tử là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay và thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Vậy ngành Thương mại điện tử là gì? Ra trường làm gì và lương bao nhiêu? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành học này trong bài viết dưới đây.

NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM LÀ GÌ? HỌC GÌ? RA LÀM GÌ? LƯƠNG BAO NHIÊU?

Ngành Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay. Do sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của lĩnh vực chế biến nông sản, thủy sản nên nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này ngày càng nhiều. Vậy ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học những gì? Và ra làm gì? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Công nghệ thực phẩm trong bài viết dưới đây.