LIVESTREAM “GEN Z HỎI – UMT TRẢ LỜI” #7: NGÀNH HỌC CHO DOANH NHÂN TƯƠNG LAI: QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Ngày đăng: 14/04/2022

Trong livestream #7 “GEN Z HỎI – UMT TRẢ LỜI”, TS. Trần Nam Quốc – Trưởng khoa Kinh doanh và ThS. Nguyễn Thanh Nhã – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng – STC đã chia sẻ những kinh nghiệm và cơ hội nghề nghiệp cũng như định hướng phát triển của ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế trong giai đoạn 5 – 10 năm tới.

Nhóm ngành Kinh doanh và những con số biết nói

Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động, ước tính GDP tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước. Về sử dụng GDP năm 2021, tiêu dùng cuối cùng tăng 2,09%, tích lũy tài sản tăng 3,96%, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,01%, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 16,16% so với cùng kỳ năm trước. 

Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề vì dịch bệnh, nhưng trong năm 2021, cả nước có 116.800 doanh nghiệp đăng ký mới, với tổng số vốn điều lệ gần 1,611 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854.000 lao động. 

Điều đó cho thấy, việc Việt Nam ký kết nhiều Hiệp định kinh tế, tự do thương mại như TPP, CPTPP, EVFTA, AEC… đã tạo cơ hội hội nhập quốc tế sâu rộng, thúc đẩy kinh tế phát triển vượt bậc, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp đăng ký mới, giải quyết nhu cầu việc làm cho một lượng lao động nhất định trên cả nước. 

Kéo theo đó là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất nhập khẩu và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, biến Việt Nam trở thành “vùng đất hứa” cho các doanh nghiệp trẻ và đặc biệt là nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của nhóm ngành Kinh doanh nói chung, ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế nói riêng đang tăng lên nhanh chóng. Đây là một trong các lý do chính khiến nhóm ngành này thuộc top ngành có lượng sinh viên đông nhất tại các trường đại học, dẫn đầu khối ngành Kinh tế. 

 

Câu chuyện cung – cầu và bài toán tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong hơn 5 năm gần đây, mỗi năm có hàng chục ngàn cử nhân nhóm ngành Kinh doanh tốt nghiệp và gia nhập thị trường lao động nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp vì nhiều lý do, trong đó, sự thiếu hụt về ngoại ngữ, kỹ năng và sự thích ứng… là những yếu tố khiến các tân cử nhân nhận lấy cái lắc đầu từ phía doanh nghiệp. 

Bằng những kinh nghiệm từ bản thân và kiến thức chuyên môn, TS. Trần Nam Quốc – Trưởng khoa Kinh doanh, Trường Đại học UMT, đã cùng các chuyên gia đầu ngành xây dựng chương trình đào tạo mang tính thực tiễn cao, thích ứng với tốc độ phát triển không ngừng của nền kinh tế, mang đến cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh và Kinh doanh quốc tế nền tảng kiến thức vững chắc, tăng cường kỹ năng, chú trọng ngoại ngữ và đặc biệt là va chạm với môi trường doanh nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường. 

Tham gia buổi livestream, ThS. Nguyễn Thanh Nhã, Tổng giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nguồn nhân lực Tân Cảng – STC cũng đã chia sẻ những giải pháp để đồng hành cùng Trường Đại học UMT trong công tác đào tạo sinh viên nhóm ngành Kinh doanh của trường, hướng đến việc ký kết hợp tác MOU để cùng nhau đào tạo thế hệ sinh viên UMT trở thành nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và doanh nghiệp. 

 

Sáng ngày 5/4/2022, tại Khu cảng Cát Lái, 1295B Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM, đã diễn ra buổi Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) và Công ty TNHH Phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng - STC.

 

Bên cạnh đó, TS. Trần Nam Quốc cũng kỳ vọng vào những chương trình hợp tác song phương, đa phương của UMT và Tân Cảng - STC, tạo ra lộ trình phát triển cho sinh viên hai ngành từ môi trường giảng đường đến doanh nghiệp, từ Việt Nam ra tầm khu vực và quốc tế, tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên có thể tự tin học lên các bậc cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ và hơn hết là trở thành một doanh nhân tài giỏi trong nền kinh tế đang phát triển từng ngày như Việt Nam. 

Các bạn có thể vào link xem chi tiết toàn bộ chương trình livestream số 7 tại kênh Youtube của Trường: