Ngày đăng: 01/02/2023

Logistics là một hoạt động quan trọng trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp. Không chỉ giúp các doanh nghiệp trao đổi, vận chuyển hàng hóa mà còn đóng vai trò thiết yếu trong quá trình đưa đất nước hội nhập với thế giới. Hiện nay, nhu cầu việc làm của ngành Logistics ngày càng rộng mở nhờ việc mở rộng sản xuất nhanh chóng của các doanh nghiệp. Vậy ngành Logistics là gì? Học những gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Logistics trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành Logistics là gì?

Logistics được hiểu là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát luồng di chuyển và lưu kho nguyên vật liệu thô, hàng hóa thành phẩm và thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi đưa vào tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người dùng.

Logistics cũng có thể được hiểu là một phần của chuỗi cung ứng. Trong đó, Logistics sẽ hướng đến sự tối ưu trong các công đoạn: Lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát dòng dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ và thông tin trên cả hai chiều, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng và ngược lại. Các hoạt động cụ thể của ngành Logistics bao gồm: Hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý kho bãi, nguyên vật liệu, đội tàu, thực hiện đơn hàng, quản trị hàng tồn kho, hoạch định cung cầu,… Ngoài ra, ngành Logistics còn tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất và đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Hiện nay, tính cạnh tranh của ngành này ngày càng tăng cao, do đó các công ty Logistics cần phải liên tục cải tiến và chú trọng đến các yếu tố như: Số lượng, chất lượng, thời gian và giá cả dịch vụ. Để có thể làm được điều này, doanh nghiệp cần tuyển chọn nguồn nhân sự chất lượng, đào tạo nâng cao trình độ, đồng thời ứng dụng công nghệ và phần mềm quản lý điều hành,…

Ngành Logistics học gì?

Hiện nay, các trường thực hiện đào tạo sinh viên ngành Logistics theo hướng chuyên môn hóa, chuyên sâu về việc quản lý chuỗi cung ứng cũng như chuyên sâu về phương pháp vận chuyển trọn gói hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ với nhiều hình thức vận tải khác nhau như: Đường bộ, đường hàng không, đường sắt và đường biển.

Đồng thời, sinh viên ngành này cũng được học những kiến thức liên quan đến Marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng, quản lý hệ thống, bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong quá trình cung ứng hàng hóa.

Cụ thể, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên theo học ngành Logistics được đào tạo chuyên sâu kiến thức về kinh tế Logistics, quản trị nhân sự, quản trị Logistics, quản trị hệ thống phân phối, quản trị chuỗi cung ứng, Luật Vận tải, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, kế toán trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ Logistics và vận tải đa phương thức (kết hợp các phương thức vận tải như: đường biển và đường hàng không, đường biển và đường bộ…).

Về kỹ năng chuyên môn, sinh viên có thể tham gia thực hiện lập kế hoạch, tổ chức và điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức; thực hành nghiệp vụ về giao nhận vận tải đa phương thức. Bạn cũng có khả năng phân tích dòng hàng, xác định nhu cầu của khách hàng, quy hoạch trung tâm phân phối và quản trị quy trình phân phối từ nơi sản xuất đến tay khách hàng.

Bạn có thể lên kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác đóng gói hàng hóa, kho bãi, giao nhận, xếp dỡ, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán cho các doanh nghiệp; lập và phân tích báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh, phân tích tính hiệu quả của hoạt động Logistics và hình thức vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch Logistics có tính chiến lược; thiết kế mạng lưới Logistics; xây dựng quy trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả.

Ai phù hợp với ngành Logistics? 

Những yêu cầu đối với những người muốn theo học ngành Logistics như sau:

Tinh thần chịu được áp lực cao

Việc phải tương tác với nhiều người khác nhau hay giờ làm việc không cố định sẽ khiến bạn phải đối mặt với áp lực không nhỏ. Đặc biệt vào những đợt cao điểm như Giáng sinh hay năm mới, với số lượng hàng hóa cần được lưu thông cực kỳ nhiều do sức mua tăng cao, có thể bạn sẽ phải làm thêm giờ.

Kỹ tính và cẩn thận

Bởi vì tính chặt chẽ của hoạt động Logistics nên phẩm chất quan trọng của người làm công việc về Logistics là tỉ mỉ, cẩn thận và chấp hành kỷ luật tốt trong công việc. Mỗi công đoạn của Logistics đều cần đảm bảo đúng quy trình và thời gian thì chuỗi cung ứng hàng hóa mới có thể vận hành trôi chảy.

Thoải mái và ổn định

Ngành Logistics chắc chắn sẽ không hợp với những ai có tâm hồn nghệ sĩ thích mơ mộng, bay bổng mà đây sẽ là lựa chọn cực kỳ hợp lý cho các bạn thích làm công việc có ít sự biến động, được lặp đi lặp lại hàng ngày.

Học Logistics ra làm công việc gì?

Với tấm bằng tốt nghiệp ngành Logistics, bạn có thể làm việc trong các công ty vận tải ở một số vị trí như:

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh tại các doanh nghiệp Logistics sẽ có nhiệm vụ:  

  • Đàm phán và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty 
  • Giữ liên hệ với khách hàng để duy trì mối quan hệ lâu dài với công ty 
  • Giới thiệu dịch vụ mới, ưu đãi thường niên đến khách hàng 
  • Giám sát và hỗ trợ khi có vấn đề phát sinh 

Mức lương của vị trí nhân viên kinh doanh dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng. 

Nhân viên vận hành kho

Nhân viên vận hành kho ở các doanh nghiệp Logistics sẽ có nhiệm vụ: 

  • Nhận đơn đặt hàng của khách hành và sắp xếp lịch vận chuyển hàng hóa 
  • Sắp xếp lịch giao hàng khoa học, đúng thời gian và tiết kiệm chi phí tối đa 
  • Quản lý hoạt động vận chuyển, bốc xếp và giao nhận hàng hóa 
  • Giám sát, kiểm tra số lượng và chất lượng hàng hóa 
  • Quản lý chứng từ, hóa đơn 
  • Giải quyết nhanh chóng sự cố phát sinh 

Mức lương của vị trí nhân viên vận hành kho dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.  

Nhân viên cảng

Công việc của nhân viên cảng cụ thể như sau: 

  • Giám sát an toàn lao động trên cảng, kiểm tra tất cả công cụ xếp dỡ, thiết bị và băng tải trong quá trình vận hành 
  • Sắp xếp và bố trí tàu ra vào hợp lý 
  • Điều động, bố trí phương tiện bốc dỡ, quản lý công nhân  
  • Xử lý khi có sự cố xảy ra 

Mức lương của vị trí nhân viên cảng dao động khoảng từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.  

Nhân viên chứng từ 

Các nhiệm vụ chính của nhân viên chứng từ bao gồm: 

  • Xử lý giấy tờ, chứng từ xuất nhập khẩu như: Hợp đồng, hóa đơn, vận đơn… 
  • Chuẩn bị các bộ chứng từ khai hải quan, bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng... 
  • Liên hệ khách hàng và làm thủ tục thông quan hàng hóa 
  • Lưu trữ chứng từ và hồ sơ 

Mức lương của vị trí nhân viên chứng từ dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng. 

Chuyên viên thu mua 

Nhiệm vụ chính của chuyên viên thu mua như sau: 

  • Lên kế hoạch, lập danh sách ưu tiên cho các hoạt động thu mua với phòng kế hoạch sản xuất 
  • Đánh giá kế hoạch đặt hàng và quản lý quá trình mua hàng 
  • Theo dõi tình trạng đơn hàng, giải quyết sự cố phát sinh 
  • Đánh giá, cập nhật và duy trì đơn hàng 
  • Đảm bảo các thỏa thuận trong hợp đồng 

Mức lương của vị trí chuyên viên thu mua dao động từ 8.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng.  

Nhân viên giao nhận 

Công việc chính của nhân viên giao nhận gồm: 

  • Tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin lô hàng 
  • Lấy D/O, giấy tờ ủy quyền của đại lý hay hãng tàu 
  • Tư vấn và hỗ trợ khách hàng, mang đến giải pháp tối ưu 
  • Điều động phương tiện hỗ trợ vận chuyển 
  • Tham gia phối hợp phục vụ, hỗ trợ khách hàng 
  • Theo dõi tình trạng giao hàng 

Mức lương của nhân viên giao nhận dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.  

Nhân viên hải quan 

Nhiệm vụ chính của nhân viên hải quan bao gồm: 

  • Kiểm tra giấy tờ xuất và nhập khẩu, đảm bảo đúng pháp luật và hợp lệ 
  • Kiểm tra và phân loại hàng hóa, đảm bảo tính hợp pháp 
  • Thực hiện khai báo hải quan 
  • Hướng dẫn nhân viên hiện trường tiến hành các thủ tục cần thiết 

Mức lương của nhân viên hải quan nằm trong khoảng từ 3.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng (theo biên chế). 

Nhân viên hiện trường 

Nhiệm vụ chính của nhân viên hiện trường như sau: 

  • Thực hiện khai báo hải quan tại cảng 
  • Theo dõi và kiểm soát quá trình xếp hàng, đóng hàng 
  • Tiếp nhận chứng từ, giao hàng theo đúng thời hạn 
  • Báo cáo công việc hàng ngày với trưởng nhóm, giám đốc 

Mức lương của vị trí nhân viên hiện trường dao động từ 6.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng.  

Chuyên viên thanh toán quốc tế

Công việc chính của chuyên viên thanh toán quốc tế gồm:  

  • Cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế như: Chuyển tiền, phát hành L/C… 

  • Kiểm tra tính pháp lý của giấy tờ và hồ sơ, đảm bảo giấy tờ đúng mẫu, đúng quy định 

  • Tiếp nhận, xử lý khiếu nại và thắc mắc của khách hàng 

  • Hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ và lưu trữ thông tin hồ sơ 

Mức lương của chuyên viên thanh toán quốc tế dao động từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.  

Cơ hội việc làm của ngành Logistics

Có thể thấy nhân lực ngành Logistics được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp vẫn còn ít so với tốc độ phát triển của ngành Logistics hiện nay. Đối với các vị trí cơ bản, nhân sự có thể làm việc trong ngành này là không ít, tuy nhiên đối với các vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, có thể đảm nhận những công việc quan trọng thì lại khá ít. 

Do đó, nếu muốn phát triển trong lĩnh vực này, bạn cần phải bắt đầu học hỏi ngay từ bây giờ và theo học tại những đơn vị đào tạo ngành Logistics có chất lượng cao. Như vậy, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty Logistics lớn với mức thu nhập cao. 

Trên đây là bài viết của UMT cung cấp thông tin về ngành Logistics. Hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về ngành Logistics.

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH KINH TẾ LÀ GÌ? HỌC GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? LƯƠNG THẾ NÀO?

Ngành Kinh tế là ngành học có tỷ lệ cạnh tranh thuộc top đầu trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, có nhiều thí sinh vẫn còn rất mơ hồ về ngành Kinh tế là gì? Gồm những chuyên ngành nào? Trong bài viết này của UMT, chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin tổng quan về ngành Kinh tế để các bạn tham khảo. 

NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ LÀ GÌ? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? GIÁ BAO NHIÊU

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ và được nhận định sẽ tăng tốc trong những năm tiếp theo. Đó cũng là lý do Thương mại điện tử là một trong những ngành học “hot” nhất hiện nay và thu hút rất nhiều bạn trẻ tham gia. Vậy ngành Thương mại điện tử là gì? Ra trường làm gì và lương bao nhiêu? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành học này trong bài viết dưới đây.

NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ LÀ GÌ? HỌC GÌ, CƠ HỘI VIỆC LÀM RA SAO?

Ngành Kinh doanh quốc tế là một ngành cực kỳ năng động và đang thu hút lượng lớn học sinh, sinh viên theo đuổi. Vậy ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học những gì và cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng Đại học UMT tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.