Ngày đăng: 21/09/2023

Trong thời đại công nghệ 4.0, Khoa học máy tính đã trở thành một ngành vô cùng quan trọng và phát triển cực kỳ mạnh mẽ. Do đó, ngành này đã trở thành sự lựa chọn của nhiều thí sinh. Vậy ngành Khoa học máy tính là gì? Và ngành Khoa học máy tính học trường nào tốt nhất? Trong bài viết này, hãy cùng UMT khám phá top 6 trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hàng đầu hiện nay. 

Ngành Khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính hay còn được gọi là Computer Science. Đây là ngành học tập trung vào việc khám phá cấu trúc dữ liệu, quản lý cơ sở dữ liệu, xử lý và phân tích dữ liệu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các hệ thống dữ liệu có ảnh hưởng đa chiều đến mọi khía cạnh của xã hội, kinh tế. Đây là ngành học phù hợp với những bạn có niềm đam mê máy tính và muốn tìm hiểu mọi thứ về ngành học này.

Khi theo học ngành Khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên sâu về hệ điều hành máy tính, kết cấu của máy tính, phát triển ứng dụng cho các thiết bị di động, đảm bảo an ninh và an toàn cho hệ thống máy tính, nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), sử dụng các ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, xử lý dữ liệu từ mạng Internet,…

Các khối thi của ngành Khoa học máy tính

Ngành Khoa học máy tính có nhiều khối thi khác nhau để các thí lựa chọn theo năng lực của mình như:  

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, GDCD)
  • Khối B08 (Toán, Tiếng Anh, Sinh học)
  • Khối C01 (Toán, Vật lý, Ngữ văn)
  • Khối C14 (Ngữ văn, Toán, GDCD)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)

Ngoài phương thức xét tuyển dựa theo điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT, các trường đại học hiện nay còn tuyển sinh theo nhiều phương thức khác như xét tuyển học bạ, xét tuyển riêng… nhằm mang đến nhiều cơ hội hơn cho các thí sinh. 

Các yêu cầu của ngành Khoa học máy tính

Sinh viên theo học ngành Khoa học máy tính không chỉ đơn thuần là người sử dụng máy tính mà còn là những nhà phân tích, khám phá và giải quyết các vấn đề của máy tính để giúp máy tính hoạt động trơn tru. Để trở thành những chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học máy tính, sinh viên cần đáp ứng các tiêu chí sau đây:

  • Hiểu biết chuyên sâu về Khoa học máy tính và có khả năng thiết kế, giải quyết các vấn đề phức tạp xảy ra trên máy tính. 
  • Kỹ năng triển khai và xây dựng các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, tạo ra phần mềm và ứng dụng thông qua việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, phân tích tri thức cũng như khai thác dữ liệu đa phương tiện. 
  • Có khả năng nghiên cứu và phân tích chuyên sâu các vấn đề trong lĩnh vực Khoa học máy tính cũng như áp dụng vào các ứng dụng công nghệ thông tin. 
  • Có khả năng đối mặt và giải quyết các thách thức trong quá trình làm việc, phân tích vấn đề và đề xuất giải pháp xử lý tối ưu. Đồng thời, xác định và thiết lập kế hoạch dựa trên tình hình thực tế để hoàn thành nhiệm vụ được giao. 
  • Có khả năng giao tiếp, làm việc nhóm tốt và chịu được áp lực công việc. Đồng thời, có thể ứng dụng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân để giải quyết công việc. 
  • Có kỹ năng ngoại ngữ tốt để giao tiếp và trao đổi thông tin với các chuyên gia nước ngoài. 

Sự khác nhau giữa ngành Khoa học máy tính và ngành Công nghệ thông tin 

Hiện nay, nhiều bạn trẻ vẫn đang nhầm lẫn giữa ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin. Nguyên nhân bởi vì cả hai ngành này đều có những công việc khá giống nhau và luôn sử dụng máy tính, phần mềm… Tuy nhiên, hai lĩnh vực này thực tế lại có vai trò, mục đích khác nhau, cụ thể như sau:

  • Khoa học máy tính là ngành chuyên nghiên cứu về phần mềm, ngôn ngữ lập trình, thuật toán để thiết kế phần mềm mới, xử lý và quản lý các vấn đề liên quan đến phần mềm đang hoạt động. 
  • Công nghệ thông tin là ngành chuyên đào tạo về việc sử dụng các chương trình và phần mềm máy tính đã có sẵn. Ngành này không hướng đến việc tạo ra phần cứng hoặc phần mềm mới mà tập trung vào cách tận dụng phần cứng và phần mềm để chuyển đổi, truyền tải, thu thập, xử lý và bảo vệ thông tin trên máy tính, những cơ sở mà các nhà Khoa học máy tính đã tạo ra. 

Một ví dụ đơn giản giúp bạn hình dung rõ hơn và phân biệt hai chuyên ngành này là hệ điều hành Windows. Các nhà Khoa học máy tính chính là những người đã tạo ra hệ điều hành này, còn các chuyên gia Công nghệ thông tin sẽ sử dụng hệ điều hành Windows để phát triển và tạo ra các sản phẩm, ứng dụng. 

Nếu bạn muốn tạo ra các phần mềm hoặc ứng dụng máy tính mà người khác sẽ sử dụng, hãy lựa chọn ngành Khoa học máy tính. Ngược lại, nếu bạn mong muốn sử dụng các phần mềm máy tính một cách hiệu quả nhất thì Công nghệ thông tin sẽ là lựa chọn thích hợp với bạn. 

Cơ hội việc làm của ngành Khoa học máy tính 

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin đã trở thành hai ngành nghề có nhu cầu cao nhất tại Việt Nam hiện nay. Cụ thể, nhu cầu nhân lực để phục vụ cho lĩnh vực AI ước tính khoảng 1 triệu người, nhưng số lượng nhân lực chất lượng cao có thể đáp ứng chỉ khoảng 10.000 người. Dự kiến trong tương lai, Việt Nam sẽ bị thiếu hụt tới 900.000 chuyên gia trong lĩnh vực Khoa học máy tính. Điều này mang đến cơ hội việc làm cực kỳ rộng mở cho các sinh viên theo học ngành học này.

Sinh viên tốt nghiệp Khoa học máy tính ra làm gì? 

Vậy sinh viên tốt nghiệp Khoa học máy tính ra làm gì? Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể đảm nhận công việc tại nhiều vị trí như: 

  • Kiểm thử máy tính viên, lập trình viên, người giám sát chất lượng, tư vấn viên, trưởng nhóm phát triển, quản trị dự án, giám đốc kỹ thuật. 
  • Nhân viên kỹ thuật Công nghệ thông tin làm việc tại các tổ chức Nhà nước hoặc doanh nghiệp. 
  • Kỹ sư phần mềm: Tham gia vào quá trình xây dựng các giải pháp và dịch vụ Công nghệ thông tin, truyền thông. 
  • Kỹ sư thiết kế phần mềm: Đảm nhiệm việc xây dựng và đánh giá các vấn đề phần mềm của máy tính. 
  • Kỹ sư dữ liệu: Có nhiệm vụ phân tích, xử lý và cung cấp các dịch vụ liên quan đến dữ liệu. 
  • Kỹ sư nghiên cứu và phát triển phần mềm tự động như điều khiển robot, xe tự lái… 
  • Kỹ sư nghiên cứu, phát triển và quản lý các phần mềm về sản xuất, phân phối hàng hóa. 

Ngành Khoa học máy tính học trường nào tốt nhất? 

Dưới đây là thông tin về top 6 trường đào tạo ngành Khoa học máy tính hàng đầu hiện nay. 

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM 

Trường Đại học Bách khoa là một trong những trường đại học công lập có quy mô lớn tại Việt Nam. Trường nổi bật với khả năng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực kỹ thuật và được ghi nhận là cơ sở đào tạo tiên phong các ngành kỹ thuật tại Việt Nam.

Đại học Bách khoa nằm trong top trường đào tạo Khoa học máy tính tại TP.HCM hàng đầu hiện nay. Nhiệm vụ chính của Trường là đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai các hệ thống phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong lĩnh vực máy tính. Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể tiếp tục học cao học và tiến sĩ trong lĩnh vực Khoa học máy tính cũng như Công nghệ thông tin. 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 268 đường Lý Thường Kiệt, P.14, Q.10, TP.HCM 
  • Hotline: (028) 38 647 256 - 38 651 670 

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) 

Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM được thiết kế kỹ lưỡng, kế thừa thế mạnh của các chương trình đào tạo trong nước và tiếp thu yếu tố tinh hoa từ các trường đại học hàng đầu thế giới, đáp ứng yêu cầu về nghiên cứu phát triển lẫn ứng dụng Công nghệ thông tin trong thực tiễn.

Sinh viên được đào tạo trên nền tảng giáo dục hiện đại với kiến thức khai phóng và kỹ năng mềm, kiến thức chuyên ngành vững vàng kết hợp với trải nghiệm thực tế nghề nghiệp trong môi trường thực hành LAB của Trường và tại doanh nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu đòi hỏi rất cao hiện nay của doanh nghiệp và hưởng thụ các giá trị lợi ích gia tăng trong suốt quá trình hoạt động nghề nghiệp sau này. Ngành Công nghệ thông tin của UMT có chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, đào tạo kiến thức chuyên sâu như ngành Khoa học máy tính hiện nay. 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: Đường 60CL, KĐT Cát Lái, Phường Cát Lái, TP. Thủ Đức, TP.HCM 
  • Hotline: 028 3636 9119 - 028 3535 9119   

Trường Đại học FPT 

Đại học FPT nằm trong top trường đào tạo Khoa học máy tính tại Hà Nội hàng đầu hiện nay và đã xây dựng được danh tiếng vững chắc. FPT là một trường đại học dân lập do Tập đoàn FPT đầu tư toàn bộ vốn và được thành lập vào ngày 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường tập trung đào tạo ngành Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp máy tính. 

Khoa học máy tính là một lĩnh vực đặc biệt được FPT chú trọng đào tạo. Đội ngũ giảng viên tại Trường có kinh nghiệm dày dặn và hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực Khoa học máy tính, cung cấp kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên FPT còn có cơ hội nhận học bổng từ cấp cử nhân lên đến tiến sĩ, bao gồm cả thời gian đào tạo tại các trường đại học nước ngoài dưới sự hướng dẫn của giáo sư quốc tế và học chung với sinh viên quốc tế. Bạn có cơ hội phát triển kiến thức chuyên môn và đạt được cơ hội nghề nghiệp rộng mở, tiến xa trong sự nghiệp, đặc biệt là có thể làm việc tại môi trường quốc tế với mức lương hấp dẫn. 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: Khu Giáo dục và Đào tạo, KCN cao Hòa Lạc, Km29, Đại lộ Thăng Long, huyện Thạch Thất, Hà Nội 
  • Hotline: (024) 7300 5588 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục kỹ thuật đầu tiên của Việt Nam, đang giữ vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đại học trọng điểm cấp Quốc gia. Với tư cách là một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của đất nước, Trường đã khẳng định vị thế của mình. Trong công tác đào tạo ngành Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin, Trường luôn tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào nhiều chương trình học khác nhau. Đồng thời, thúc đẩy khả năng tự học và phát triển cá nhân của từng sinh viên. Với kiến thức chuyên sâu về ngành Khoa học máy tính, sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có thể đáp ứng mọi yêu cầu làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 1 Đại Cồ Việt, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội 
  • Hotline: 024 3868 3408 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) là một cơ sở giáo dục đại học chuyên đào tạo khối ngành kinh tế và quản lý hàng đầu tại Việt Nam. Trường cũng tập trung vào việc đào tạo ngành Khoa học máy tính nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực trong thời kỳ hội nhập công nghệ của đất nước. 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có thể chọn làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bao gồm trung tâm công nghệ thông tin, công ty nghiên cứu phát triển phần mềm cả trong và ngoài nước, bộ - ngành, tổng cục, tập đoàn tài chính, ngân hàng trung ương, phòng tin học của các cơ quan trung ương, hãng hàng không và nhiều ngành công nghiệp khác. 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội 
  • Hotline: 024 3628 0280 

Trường Đại học Tôn Đức Thắng 

Trường Đại học Tôn Đức Thắng luôn nằm trong top trường đào tạo Khoa học máy tính tại Việt Nam hàng đầu hiện nay. Trường xuất hiện trong nhiều bảng xếp hạng đại học uy tín trên toàn cầu như ARWU, US News, THE, QS, URAP,... Trong những năm gần đây, Trường không ngừng khẳng định vị thế dẫn đầu hạng mục cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy, vươn lên đứng vào hàng ngũ các trường đại học hàng đầu châu Á. 

Sinh viên ngành Khoa học máy tính tại Đại học Tôn Đức Thắng được trang bị nền tảng kiến thức vững chắc và khả năng nghiên cứu khoa học, tạo điều kiện để phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Những sinh viên xuất sắc có cơ hội tham gia xét tuyển chuyển tiếp lên cấp độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại khoa Khoa học máy tính và Công nghệ thông tin của Trường. 

Thông tin liên hệ: 

  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Hữu Thọ, P. Tân Phong, Q.7, TP.HCM 
  • Hotline: 028 3775 5035 

Bài viết trên đây của UMT đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành Khoa học máy tính học trường nào tốt nhất. Hy vọng những thông tin về các trường đại học trong bài viết sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với nhu cầu học tập của mình. 

Có thể bạn muốn xem

NGÀNH KHOA HỌC DỮ LIỆU HỌC GÌ? CÁCH HỌC? CƠ HỘI LÀM VIỆC NHƯ THẾ NÀO?

Ngành Khoa học dữ liệu là gì? Có khó không? Cần học những môn gì? Làm sao để học tốt nhất ngành này khi còn trên ghế nhà trường? Sau khi ra trường sẽ làm việc ở đâu với vị trí như thế nào? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được UMT giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây. Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin chi tiết nhất về ngành Khoa học dữu liệu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: HỌC Ở ĐÂU? RA TRƯỜNG LÀM GÌ? LƯƠNG BAO NHIÊU?

Trong thời đại kỹ thuật số ngày càng phát triển, ngành Công nghệ thông tin đang trở thành một ngành học được nhiều bạn trẻ đam mê theo đuổi. Vậy ngành Công nghệ thông tin là gì? Học những gì? Và gồm những chuyên ngành nào? Trong bài viết này, hãy cùng UMT tìm hiểu những thông tin về ngành Công nghệ thông tin.

NGÀNH CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM LÀ GÌ? HỌC CÓ KHÓ KHÔNG? CƠ HỘI LÀM VIỆC RA SAO?

Với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị, máy móc thông minh, Công nghệ phần mềm đang trở thành một ngành học có cơ hội nghề nghiệp cực kỳ rộng mở và được nhiều thí sinh lựa chọn. Vậy ngành Công nghệ phần mềm là gì? Cơ hội việc làm ra sao? Hãy cùng UMT tìm hiểu về ngành Công nghệ phần mềm trong bài viết dưới đây.