Ngày đăng: 17/05/2023

Tính điểm xét tuyển đại học là một vấn đề quan trọng đối với các thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường đại học. Để giúp các bạn có thể tham khảo hay hình dung rõ hơn, bài viết này UMT sẽ hướng dẫn một số cách tính điểm xét tuyển đại học 2023 phổ biến hiện nay. Cùng xem nhé!

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT

Trường hợp 1: Các ngành không có môn nhân hệ số

Thông thường, với các ngành không có môn chính hay không có môn nhân hệ số trong tổ hợp xét tuyển, các bạn có thể tính điểm xét tuyển đại học đơn giản theo công thức sau:

Điểm xét tuyển = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

- Điểm M1, M2, M3: Là lần lượt điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển mà thí sinh đã đăng ký.

- Điểm ưu tiên: Theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Trường hợp 2: Các ngành có môn nhân hệ số

Một số trường có áp dụng nhân hệ số với môn thi ở một số ngành học, phổ biến nhất là nhân hệ số 2 áp dụng với các ngành thi năng khiếu hoặc với một số ngành có môn chính. Lúc này, công thức tính điểm xét tuyển đại học như sau:

Điểm xét tuyển (thang điểm 40) = Điểm M1 + Điểm M2 + Điểm M3 x2 + Điểm ưu tiên (nếu có)

Trong đó:

- Điểm M3: Là môn chính trong tổ hợp xét tuyển hoặc môn Năng khiếu được nhân hệ số 2

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả Học bạ THPT

Ngoài cách tính điểm xét tuyển theo kết quả thi Tốt nghiệp THPT, một số trường đại học cũng cho phép thí sinh nộp Học bạ THPT để xét tuyển. Học bạ THPT là bảng điểm cho tất cả các môn học trong 3 năm học THPT.

Có các phương thức để xét điểm Học bạ phổ biến như sau:

  • Phương thức 1: Tổng điểm 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của 5 học kỳ (HK1 lớp 10 đến HK1 lớp 12) hoặc 3 học kỳ (HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12) hoặc cả năm lớp 12 (có thể sử dụng mốc học kỳ xét điểm khác tùy trường).
  • Phương thức 2: Kết quả học tập (điểm tổng kết học tập). Thông thường, các trường đại học sẽ xem xét điểm trung bình cộng 3 năm học THPT của thí sinh và đưa ra điểm xét tuyển.

Tuy nhiên, cách tính điểm xét Học bạ THPT phụ thuộc vào phương thức xét tuyển của từng trường, và có thể khác nhau giữa các trường. Để biết cách tính điểm xét Học bạ của trường mình đăng ký xét tuyển, bạn cần đọc kỹ thông tin trên website của trường hoặc liên hệ trực tiếp với phòng tuyển sinh của trường để được hỗ trợ.

Cách tính điểm xét tuyển đại học theo kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM

Xét kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và TP.HCM là một trong những phương thức xét tuyển đại học hàng đầu tại Việt Nam. Điểm thi Đánh giá năng lực sẽ được sử dụng để xét tuyển vào hầu hết các trường đại học trên cả nước.

Trường hợp 1: Điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội

Điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội có thang điểm 150. Bài thi bao gồm 3 phần:

- Phần Tư duy định lượng: 50 điểm (gồm 50 câu hỏi và 70 phút làm bài)

- Phần Tư duy định tính: 50 điểm (gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

- Phần Khoa học (tự chọn Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội): 50 điểm (gồm 50 câu hỏi và 60 phút làm bài)

Bài thi được thực hiện trên máy tính, mỗi câu đúng được 1 điểm, câu sai không được điểm. Để tính điểm xét tuyển, bạn cần cộng điểm thi 3 phần lại với nhau. 

Điểm xét tuyển = Điểm thi Tư duy định lượng + Điểm thi Tư duy định tính + Điểm thi môn KHTN/KHXH

Ngoài ra, một số trường sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội sẽ tính theo thang điểm 30. Để tính điểm quy đổi (theo thang điểm 30), bạn có thể sử dụng công thức sau:

Điểm quy đổi (theo thang điểm 30) = Điểm thi Đánh giá năng lực x 30/150

Trường hợp 2: Điểm thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM

Điểm thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM có thang điểm 1.200. Bài thi bao gồm 3 phần:

- Phần sử dụng ngôn ngữ: 400 điểm (gồm 40 câu)

- Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu: 300 điểm (30 câu)

- Phần giải quyết vấn đề: 500 điểm (50 câu)

Lưu ý: Điểm từng câu hỏi có trọng số khác sau, tùy thuộc vào độ khó và độ phân biệt của mỗi câu hỏi.

Điểm xét tuyển = Tổng điểm 3 phần + Điểm ưu tiên (theo quy định từng trường)

Điểm quy đổi (theo thang 30) = Điểm thi Đánh giá năng lực x 30/1.200

Nếu hiểu rõ quy trình và cách tính điểm, bạn có thể nâng cao cơ hội trúng tuyển vào các trường đại học mình mong muốn. Hãy đặt mục tiêu và cố gắng đạt được điểm cao trong các kỳ thi đánh giá năng lực, Tốt nghiệp THPT để thuận lợi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học. Và hãy nhớ liên hệ ngay với UMT nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì nhé!

Có thể bạn muốn xem

LỆ PHÍ XÉT TUYỂN HỌC BẠ VÀO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC? CÁCH TỐT NHẤT ĐỂ CHUẨN BỊ HỒ SƠ XÉT TUYỂN HỌC BẠ?

Xét tuyển bằng điểm Học bạ là một trong những phương thức tuyển sinh phổ biến tại các trường đại học ở Việt Nam. Đây là cơ hội dành cho các bạn học sinh có thành tích tốt bậc THPT tiếp tục học tập và phát triển tại các trường đại học danh tiếng. Hãy cùng UMT tìm hiểu thêm về lệ phí xét tuyển Học bạ và cách thức chuẩn bị hồ sơ tốt nhất cho quá trình xét tuyển nhé! 

XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC BẰNG CÁCH NÀO? QUY TRÌNH XÉT TUYỂN CÓ NHỮNG ĐIỂM NÀO CẦN LƯU Ý?

Xét tuyển đại học là chủ đề được quan tâm rất nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là trong khoảng thời gian kỳ thi tốt nghiệp THPT đang đến gần hiện nay. Trong bài viết này, UMT sẽ cung cấp thông tin về việc xét tuyển đại học để thí sinh có sự chuẩn bị từ sớm và nhận được cơ hội nhập học tại trường đại học mình mong muốn.

DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÉT TUYỂN HỌC BẠ NĂM 2023

Xét tuyển Học bạ đang trở thành xu hướng trong tuyển sinh đại học những năm gần đây. Điều này giúp học sinh giảm bớt áp lực trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tạo điều kiện cho những ai chưa đạt được kết quả cao trong kỳ thi vẫn có cơ hội học tập ở các trường đại học chất lượng. Vậy hãy cùng UMT tìm hiểu danh sách các trường đại học xét tuyển Học bạ ở Việt Nam nhé!