[UMT GLOBAL] SINH VIÊN UMT THAM GIA HỘI THẢO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUỐC TẾ RSUCON 2025 TẠI THÁI LAN.

Ngày đăng: 25/04/2025

Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) vừa ghi dấu ấn ấn tượng trên trường quốc tế khi đoàn sinh viên Khoa Truyền thông và Nghệ thuật ứng dụng xuất sắc tham dự Hội thảo Nghiên cứu Khoa học Quốc tế RSUCON 2025, tổ chức tại Đại học Rangsit (Thái Lan).

Đại diện sinh viên UMT tham dự RSUCON 2025 gồm các bạn:

  • Lê Mai Gia Phúc – Ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Mai Trúc Quỳnh – Ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Trần Bảo Ngọc – Ngành Truyền thông đa phương tiện
  • Võ Thị Mỹ Trâm – Ngành Truyền thông đa phương tiện

Đồng hành cùng đoàn là ThS. Lê Hậu – giảng viên Khoa Truyền thông và Nghệ thuật ứng dụng, người đã tận tâm hướng dẫn, tiếp lửa đam mê nghiên cứu và trang bị nền tảng kiến thức vững chắc cho các bạn sinh viên trên hành trình chinh phục tri thức mới.

Tại hội thảo, nhóm sinh viên UMT đã trình bày hai đề tài nghiên cứu mang tính thời sự, có giá trị thực tiễn cao:

  • Trust in the Digital Age: Exploring the Impact of Social Media Rumors on Consumer Trust and Purchase Intention (Niềm tin trong kỷ nguyên số: Khám phá tác động của tin đồn trên mạng xã hội đến niềm tin của người tiêu dùng và ý định mua hàng).
  • A UGC Strategy on Brand Equity and Customer Satisfaction Toward Purchase Intention among Vietnam market (Chiến lược nội dung do người dùng tạo ra đối với giá trị thương hiệu và sự hài lòng của khách hàng hướng đến ý định mua hàng tại thị trường Việt Nam.

Đây là minh chứng rõ nét cho sự trưởng thành, tự tin và khát vọng vươn xa của các UMTers. UMT tự hào về các bạn, chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công và có những trải nghiệm đáng nhớ tại Thái Lan!

------------------------

RSUCON (Rangsit University International Research Conference) là sự kiện học thuật thường niên quy mô lớn, quy tụ đông đảo các nhà nghiên cứu, học giả và sinh viên đến từ nhiều quốc gia. Việc sinh viên UMT góp mặt tại hội thảo danh giá này không chỉ khẳng định chất lượng đào tạo và tinh thần hội nhập quốc tế của nhà trường mà còn mở ra cơ hội kết nối, chia sẻ tri thức với cộng đồng học thuật toàn cầu.