KINH DOANH QUỐC TẾ TẠI UMT - HƯỚNG ĐI CHO GEN Z TRONG THỜI ĐẠI HỘI NHẬP

Ngày đăng: 30/03/2022

Kinh doanh quốc tế (KDQT) là ngành nghề mang tính bao quát, tầm cỡ quốc tế và được nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời đại hội nhập hiện nay. Nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết ngành học này tại Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) có gì khác biệt và triển vọng nghề nghiệp như thế nào sau khi tốt nghiệp. Cùng tìm hiểu qua bài viết này Gen Z nhé!

Theo thông tin mới nhất mà UMT được biết, nhu cầu tuyển dụng cả nước với nhóm ngành Kinh tế - Quản trị - Marketing - Xuất Nhập khẩu - Logistics chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu tuyển dụng. Đến 2025, dự kiến nhóm ngành này cần khoảng 25.000 việc làm/năm. Nhân sự chuyên về KDQT tại Việt Nam chỉ mới đáp ứng hơn 50% nhu cầu của doanh nghiệp… 

Có thể nói, những thông tin trên phần nào cho thấy bức tranh nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao từ ngành KDQT đang cần hơn bao giờ hết. Vì thế tương lai cho các bạn trẻ với ngành này là rất rộng lớn.

Kinh doanh quốc tế tại UMT và những hướng đi mới

Kinh doanh quốc tế thuộc nhóm ngành kinh doanh, là lĩnh vực mang tính toàn cầu, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, chiến thuật, chiến lược kinh doanh đa quốc gia. Các hoạt động dịch chuyển hàng hóa, nhân công, dịch vụ xuyên quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ, chính vì thế lĩnh vực nghề nghiệp đầy tiềm năng KDQT ra đời, góp phần vào hệ thống giao thương quốc tế. 

Sở hữu vị thế vượt trội trong ngành KDQT, sinh viên UMT được đào tạo để trở thành các chuyên gia tư vấn đầu tư kinh doanh quốc tế, nhà quản lý các hoạt động kinh doanh quốc tế với năng lực chuyên môn sâu, khả năng thích ứng trong môi trường làm việc quốc tế; kỹ năng đàm phán lưu loát bằng tiếng Anh; phong thái đĩnh đạc và nghiệp vụ ngoại giao hiện đại. 

Cử nhân tốt nghiệp ngành KDQT tại UMT luôn là ứng viên sáng giá cho các vị trí cố vấn, quản lý điều hành công việc chuyên môn liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế trong các tập đoàn đa quốc gia như nghiên cứu thị trường, tư vấn đầu tư, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế, đầu tư và xúc tiến thương mại quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, thương mại điện tử…

 

Được đào tạo 11 học kỳ chỉ trong 3,5 năm, những điểm mạnh của ngành Kinh doanh quốc tế tại UMT có thể được nhắc đến như:

  • Tinh thần giáo dục khai phóng, năng lực tư duy và sáng tạo vượt trội.

  • Chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế ACBSP (Mỹ).

  • Môi trường học tập quốc tế, giảng dạy 100% bằng tiếng Anh các môn Cơ sở ngành và Chuyên ngành.

  • Giảng viên từ các trường đại học quốc tế uy tín, chuyên gia từ doanh nghiệp.

  • Thực học - thực nghiệp (thực hành chiếm 1/3 thời lượng các môn học Chuyên ngành) và 1 học kỳ doanh nghiệp 3 tháng.

  • Thực hành mô phỏng nghiệp vụ Logistics ngay Cảng Quốc tế Cát Lái hiện đại nhất Việt Nam.

  • Tiếng Anh lưu loát, làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia.

  • Trải nghiệm sinh viên ấn tượng với chương trình huấn luyện phát triển cá nhân và nghề nghiệp: Personal Development, Career & Academic Coaching, CLB Lãnh đạo trẻ, CLB Sáng tạo khởi nghiệp…

KDQT là một ngành khá rộng. Do đó, để xác định được nghề nghiệp tương lai, các bạn cần biết mình sẽ hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành cụ thể nào thuộc ngành KDQT để tập trung trau dồi. UMT có 2 chuyên ngành đào tạo hấp dẫn đón đầu xu hướng tương lai dành cho các bạn Gen Z, đó là Thương mại quốc tế, Logistics và quản lý chuỗi cung ứng quốc tế.

 

Gen Z “được và mất” gì khi theo đuổi ngành Kinh doanh quốc tế?

Nếu nhìn nhận ở một góc độ tích cực thì không có gì gọi là mất, chỉ là một chút khó khăn thử thách – mà bất cứ ngành học nào cũng có – để bản thân các bạn biết nỗ lực và không ngừng cố gắng nhiều hơn mà thôi. Sau đây là một số lợi ích mà các bạn theo đuổi ngành KDQT có thể đạt được:

1. Học các kỹ năng có thể chuyển đổi được để trở thành một “công dân toàn cầu”. 

2. Có nhiều lựa chọn nghề nghiệp với thu nhập cao.

3. Đột phá bản thân với hiểu biết rộng.

4. Nhìn nhận mọi việc với góc nhìn toàn cầu hóa. 

5. Tận hưởng cảm giác được săn đón khi có năng lực cao.

6. Phát triển kỹ năng giao tiếp.

7. Thử thách bản thân khi khám phá nền kinh tế thế giới.

8. Cơ hội công tác đến nhiều quốc gia khác nhau.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng ngành KDQT có rất nhiều khó khăn và thử thách. KDQT diễn ra ở nhiều quốc gia khác nhau nên việc khác biệt về văn hóa, luật pháp, cạnh tranh và ngôn ngữ là những yếu tố không thể tránh khỏi khiến cho ngành nghề này gặp nhiều thách thức rất lớn. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để bạn rèn luyện bản lĩnh của mình, vượt qua khó khăn để vươn ra biển lớn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm, vững vàng hơn trong sự nghiệp để có thể gặt hái được những quả ngọt hay thành tựu giá trị.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành KDQT tại UMT - một hướng đi mới đầy tiềm năng trong thời kỳ hội nhập. Chúc các bạn thành công với sự lựa chọn của mình!