CÔNG VIỆC MƠ ƯỚC VỚI NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UMT

Ngày đăng: 09/02/2023

Truyền thông đa phương tiện là ngành dành cho những ai ưa sáng tạo, thích khám phá, đam mê trải nghiệm. Cảm giác được chứng kiến các sản phẩm của mình được hàng triệu khán giả đón nhận, với lượt view trên top trending, các dự án được đông đảo nhãn hàng, đối tác đón nhận... hẳn là cái đích mà mỗi sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện đều muốn được chạm đến.

 

Ngành Truyền thông đa phương tiện với đa dạng lĩnh vực phát triển

Truyền thông báo chí: Báo chí là một phần trong lĩnh vực truyền thông. Lĩnh vực này có lịch sử phát triển lâu đời nhất. Trong nghề báo lại bao gồm báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh. Đặc trưng của ngành này là tính thời sự, tính thực tế và chính xác cao. Đặc biệt, đối với phóng viên yêu cầu công việc rất khắt khe.

Truyền thông thực hành: Truyền thông thực hành bao gồm: Public Relations - PR (Quan hệ công chúng), Corporate Communication (Truyền thông doanh nghiệp) và Non-profit Communication (Truyền thông phi lợi nhuận). Đặc biệt với PR, đây là một nhánh rất khó phân biệt, đôi khi được hiểu chính là ngành truyền thông. Mình sẽ nói về PR ở một bài viết khác cụ thể hơn.

Truyền thông Media: Truyền thông media là một trong những ngành khá hot, liên quan đến công tác hậu kỳ và việc sử dụng máy ảnh, máy quay các ứng dụng, phần mềm, để tạo ra các ấn phẩm truyền thông. Đây là một trong những ngành hot đối với sinh viên hiện nay. Có rất nhiều hướng để phát triển ngành truyền thông media, bạn có thể học thiết kế, quay dựng video hoặc thậm chí là viết nội dung.

Nghiên cứu truyền thông: Là lĩnh vực được tạo ra để nghiên cứu chiến lược cho các loại hình truyền thông ở trên. Họ không phải là người thực hiện trực tiếp các dự án truyền thông nhưng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến kết quả của hoạt động truyền thông. Họ thực hiện quan sát các hiện tượng, thói quen, hành vi người dùng để đưa ra các chiến lược truyền thông hiệu quả.

Công tác truyền thông: Thường được giao phó cho các công ty truyền thông, bởi họ có cách làm và quy trình chuyên nghiệp. Công ty truyền thông thường làm rất nhiều việc để thực hiện chiến dịch truyền thông, chẳng hạn như: biên tập chỉnh sửa các văn bản, tài liệu về thông cáo báo chí, diễn văn. Thu thập thông tin từ phía doanh nghiệp đưa ra, từ đó phân tích và cho ý kiến để xây dựng hình ảnh công ty. Phối hợp với các phòng ban khác trong công ty nhằm tạo dựng mối quan hệ với nhiều nhóm đối tượng khác nhau.

Cơ hội việc làm rộng mở với sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện tại UMT

Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành truyền thông thường được đánh giá cao trên thị trường lao động. Không chỉ các công ty truyền thông, quảng cáo, tòa soạn, đài truyền hình mà rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra mức lương cao để tuyển chọn những chuyên gia truyền thông giỏi.

Sau khi tốt nghiệp, tùy thuộc vào chuyên ngành mà sinh viên ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh…

Điển hình như Cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM (UMT) được kỳ vọng có trình độ chuyên môn cao, năng lực sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ tốt, thấu hiểu trách nhiệm với cộng đồng và nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Một số vị trí ứng tuyển hấp dẫn dành cho sinh viên các chuyên ngành đào tạo tại UMT:

- Quan hệ công chúng: Với các vị trí như chuyên viên tư vấn truyền thông marketing hoặc giám đốc/ giám đốc sáng tạo/ chuyên viên quản lý truyền thông, phát triển thương hiệu (tại các công ty truyền thông, quảng cáo lớn Ogilvy & Mather Việt Nam, Dentsu Việt Nam, Nielsen Việt Nam, MangoAds, Điền Quân Media & Entertainment, Cát Tiên Sa, Viva Network...).

- Truyền thông số: Với các vị trí như chuyên viên content (Media World), biên tập viên đài phát thanh/ truyền hình (Vietnam News, VnExpress, Dân trí...).

- Quản trị sản xuất sản phẩm truyền thông: Với các vị trí tại công ty sản xuất phim, video; xưởng phim hoạt hình; công ty sản xuất trò chơi; công ty sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ…

Và mức thu nhập đáng mơ ước tại nhiều nơi trên thế giới

Tại Việt Nam: Truyền thông luôn được đánh giá là một trong những ngành nghề có thu nhập cao. Mức thu nhập của người đi làm trong ngành truyền thông khá đa dạng và phụ thuộc vào vị trí của từng nhân viên. Ví dụ ở vị trí quản lý dự án, bạn sẽ nhận mức lương nhiều hơn nhân viên bình thường với mức lương dao động từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.

Tại Canada: Mức lương trung bình của nhân viên ngành truyền thông là 83,000 CAD/năm (theo Canadian Business). Trong 5 năm tiếp theo nhân sự của ngành tăng lên 49% và mức lương tăng 19%. Điều đó chứng tỏ, tiềm năng của ngành này vẫn tiếp tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Tại Úc: Mức lương trung bình của chuyên gia ngành truyền thông lên đến 72,646 AUD/năm (theo payscale.com).

Tại Anh: Mức lương trung bình của nhân viên ngành truyền thông khoảng 52,500 £/năm. Một số vị trí như cấp quản lý và tùy vào khu vực làm việc mà mức lương ngành này lên đến 82,500 £/năm (theo cwjobs.co.uk).

Tại Singapore: Với tấm bằng được công nhận quốc tế, sinh viên không chỉ dễ dàng tìm được một công việc lý tưởng và mức lương cũng không hề thấp. Theo khảo sát từ payscale.com, mức lương cho cử nhân ngành truyền thông 22,350 – 103,786 S$/năm, cấp quản lý 47,901 - 134,613 S$/năm.

Như vậy có thể thấy, truyền thông là ngành có mức thu nhập cao và mức này sẽ phụ thuộc vào quốc gia, vị trí làm việc cũng như kinh nghiệm làm việc của bạn. Do đó, nếu có bằng cấp quốc tế thì bạn cơ hội phát triển sự nghiệp nhiều hơn không chỉ trong nước mà còn có thể làm việc tại các quốc gia phát triển. Chính vì vậy, việc chọn học Ngành Truyền thông đa phương tiện tại các trường đại học danh tiếng, uy tín tại Việt Nam với chất lượng quốc tế sẽ mang đến cho người học một tương lai được đảm bảo không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới.